IAS 36 cùng với sự suy giảm giá trị tài sản
IAS 36 là một Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế (International Accounting Standard) được phát triển và duy trì bởi Ủy ban Quốc tế về Tiêu chuẩn Kế toán (IASB - International Accounting Standards Board) để thiết lập các nguyên tắc về việc đánh giá lại giá trị và xác định mức giảm giá giá trị của tài sản.
IAS 36 cùng sự suy giảm giá trị tài sản
- Suy giảm giá trị là khi giá trị có thể thu hồi được thấp hơn so với giá trị sổ sách. Và với mục tiêu đảm bảo giá trị tài sản phản ánh trên Báo cáo Tài chính (BCTC) của doanh nghiệp không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi được thông qua việc sử dụng hay bán các tài sản này thì Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IAS 36 – Suy giảm giá trị tài sản được ban hành bởi Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IASB từ năm 1998 có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh đó.
- Chuẩn mực IAS 36 áp dụng cho các loại tài sản như đất đai, nhà cửa và vật kiến trúc, tài sản vô hình, bất động sản đầu tư ghi nhận và đo lường theo giá gốc, lợi thế thương mại, các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh được ghi nhận và đo lường theo giá gốc và các tài sản khác ghi nhận theo giá trị được đánh giá lại (revaluation assets).Nội dung của chuẩn mực IAS 36 được tóm gọn qua 3 bước chính:
Bước 1: Xác định dấu hiệu suy giảm giá trị tài sản:
- IAS 36 đưa ra một danh sách tối thiểu các dấu hiệu mà doanh nghiệp cần xem xét, bao gồm dấu hiệu từ yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong (nguồn nội bộ) của doanh nghiệp. Trong khi các dấu hiệu nội bộ sẽ cung cấp bằng chứng trực tiếp hợp lý rằng một tài sản cụ thể có thể bị suy giảm, ví dụ như tài sản bị hư hỏng, lỗi thời, không nằm trong kế hoạch sử dụng hay các báo cáo nội bộ có thể hiển thị:
(1) dòng tiền để có được tài sản hoặc các nhu cầu tiền mặt tiếp theo để vận hành hoặc duy trì tài sản đó cao hơn đáng kể so với ngân sách ban đầu;
(2) dòng tiền ròng thực tế hoặc lãi hoặc lỗ hoạt động từ tài sản thấp hoặc cao hơn đáng kể so với ngân sách;
(3) dòng tiền ròng theo ngân sách hoặc lợi nhuận hoạt động giảm đáng kể hoặc sự gia tăng đáng kể khoản lỗ dự kiến theo ngân sách, v.v. (nguồn: IAS 36.14).
Bước 2: Tính toán giá trị suy giảm:
- Khi tài sản có dấu hiệu suy giảm giá trị, doanh nghiệp cần kiểm tra suy giảm giá trị tài sản bằng cách so sánh giá trị thu hồi của tài sản/nhóm tài sản (CHỦ) với giá trị ghi sổ của CGU đó và ghi nhận một khoản lỗ nếu giá trị thu hồi thấp hơn giá trị ghi số. Giá trị thu hồi của CHỦ, được xác định là giá trị cao hơn giữa giá hợp lý trừ chi phí thanh lý (Fair value less cost to disposal – FLVCD) và giá trị sử dụng của CHU (Value in use – VIU).
Bước 3: Ghi nhận và phân bổ khoản lỗ
- Đối với tài sản riêng lẻ, việc ghi nhận khoản lỗ từ suy giảm tài sản khá đơn giản, tuy nhiên khi khoản lỗ này liên quan đến một nhóm tài sản, chuẩn mực yêu cầu khoản lỗ này đầu tiên phải được phân bổ cho lợi thế thương mại liên quan nếu có, sau đó được phân bổ cho các tài sản còn lại trong nhóm tài sản theo giá trị của chúng. Khấu hao tương ứng của các tài sản này cũng sẽ được tính toán lại dựa trên giá trị còn lại đã được điều chỉnh chia cho thời gian sử dụng còn lại. Trong trường hợp, các tài sản không còn dấu hiệu suy giảm thì toàn bộ khoản lỗ này sẽ được hoàn nhập vào năm hay kỳ báo cáo, việc khấu hao tài sản tương ứng sau đó cũng sẽ được tính toán lại. Riêng đối với lỗ suy giảm tài sản của lợi thế thương mại sẽ không được hoàn nhập lại