Đánh giá hiệu suất
Hiệu suất báo cáo tài chính là khái niệm đánh giá khả năng của một doanh nghiệp thông qua việc phân tích và đánh giá các báo cáo tài chính của nó. Điều này giúp các bên liên quan, như cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng, và các đối tác kinh doanh, hiểu rõ hơn về sức khỏe tài chính và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Đánh giá hiệu suất qua các chỉ số tài chính
Chỉ số tài chính là các đại lượng số học được tính toán từ báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, nhằm mục đích cung cấp thông tin và đánh giá về tình hình tài chính, hiệu suất kinh doanh, và các khía cạnh khác của doanh nghiệp. Chúng giúp nhà đầu tư, ngân hàng, quản lý, và các bên liên quan đưa ra quyết định, đánh giá rủi ro, và theo dõi hiệu suất của doanh nghiệp theo thời gian. Trong bài viết này sẽ đưa ra cho mọi người một vài chỉ số quan trọng để người sử dụng BCTC có thể đọc hiểu một cách hiệu quả:
1: Chỉ số hiện hành
- Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn, chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ càng gặp khó khăn trong nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng là không tốt, bởi nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động”
- CT: Chỉ số thanh toán hiện hành= Tài sản lưu đông/ Nợ ngắn hạn
2: Chỉ số thanh toán nhanh
- Là một chỉ số tài chính được sử dụng để đo lường khả năng của một doanh nghiệp thanh toán các nghĩa vụ ngắn hạn mà không phải chờ đợi việc thu hồi từ việc bán tồn kho.
- CT: (Tài sản lưu động - Tồn kho)/ Nợ ngắn hạn
3: Chỉ số tiền mặt
- Cho biết bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn
- CT: (Chỉ số tiền mặt+ Chứng khoán khả mại)/ Nợ ngắn hạn
4. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho
- Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệpTuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần.
- CT: Vòng quay hàng tồn kho= Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho trung bình
5. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả
- Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung cấp như thế nào. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.
- CT: Vòng quay các khoản phải trả= Doanh số mua hàng thường niên/ Phải trả bình quân