Bối cảnh và mục đích của việc lập báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính là quá trình giải thích chi tiết về các số liệu và thông tin xuất hiện trong báo cáo tài chính, nhằm cung cấp hiểu biết sâu sắc hơn về hiệu suất tài chính của tổ chức hay doanh nghiệp
Bối cảnh và mục đích của việc lập báo cáo tài chính
Là hệ thống thông tin kinh tế và tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo biểu mẫu quy định trong chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán nhằm cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền thu chi của doanh nghiệp. Vậy lập báo cáo tài chính khi nào? Mục đích cụ thể của việc lập báo cáo tài chính là gì?
I: Thời điểm lập báo cáo tài chính
- Đối với Báo cáo tài chính năm phải nộp cho chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm và được công khai trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
- Còn đối với Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ phải nộp cho các chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán.
II: Vai trò cụ thể của báo cáo tài chính
- Giúp kiểm tra toàn diện tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu về kinh tế, tài chính cần thiết.
- Giúp nhận biệt, phân tích và đánh giá tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính, hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua các số liệu, tài liệu cần thiết.
- Giúp phát hiện tiềm năng về kinh tế, dự đoán tình hình cũng như xu hướng hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn, có hiệu quả.
- Phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp.
- Đối với bản thân doanh nghiệp, ban quản lý: BCTC sẽ đưa ra những thông tin, giúp doanh nghiệp dựa vào đó để phân tích, đánh giá thực trạng, tiềm năng tài chính, khả năng chi trả, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đó hoạch định chính sách quản lý, sử dụng tài sản và huy động vốn, dòng tiền đúng đắn hơn.
- Đối với nhà đầu tư, tổ chức liên quan như ngân hàng: Giúp đánh giá thực trạng và tiềm năng tài chính cũng như của các hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, việc lỗ, khả năng thanh toán và đánh giá rủi ro để đưa ra quyết định đầu tư/cho vay phù hợp.
- Đối với người lao động: Họ nhìn vào BCTC để hiểu tình hình hoạt động doanh nghiệp, đang phát triển hay suy giảm, khả năng tiếp tục duy trì và phát triển trong tương lai như thế nào, việc chi trả, thanh toán của doanh nghiệp,… Từ đó có quyết định việc làm tốt nhất.
- Đối với nhà nước: Các thông tin trên BCTC giúp cơ quan quản lý thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Từ đó đề ra các quyết định quản lý phù hợp.